Bản Đồ Địa Lý – Kinh Tế Tỉnh Bình Dương 2021

Bình Dương nằm trong Đông Nam Bộ, một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, tiếp giáp với các tỉnh trong khu vực: TP.HCM, Bình Phước, Tây Ninh.

Thông Tin Tổng Quan

Đơn Vị Hành ChínhTỉnh Bình Dương
Ví tríCó tọa độ địa lý là 10o51’46″B – 11o30’B, 106o20′ Đ – 106o58’Đ
Tiếp giápPhía Bắc giáp tỉnh Bình Phước
Phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai
Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Thành phố Hồ Chí Minh
Diện tích2694,4 km2
Dân số2.163.600 người dân
Số thành phố3 thành phố
Số thị xã2 thị xã
Số huyện4 huyện
Khu công nghiệp KCN Sóng Thần I, KCN Sóng Thần II, KCN Đồng An, KCN Nam Tân Uyên, KCN Tân Đông Hiệp A, KCN Việt Hương, KCN VSIP – Việt Nam Singapore, các KCN Mỹ Phước 1, 2, 3, 4 và 5
Biệt danhThủ phủ công nghiệp Đại Nam
Năm thành lập1/1/1997

Bình Dương có mật độ dân số đông, đa phần là dân nhập cư, đa dân tộc. Nguồn lao động trẻ, dồi dào nhưng trình độ chuyên môn kĩ thuật còn chưa cao. Bình Dương có nhiều khu dân cư liền kề với khu công nghiệp. Trung tâm thương mại của AEON được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm giải trí của nhân dân trong vùng.

Công nghiệp là thế mạnh của tỉnh với nhiều khu công nghiệp quy mô lớn: VSIP, Việt Hương, KCN Mỹ Phước… và các khu công nghiệp mới đang quy hoạch: khu công nghiệp Bàu Bàng, Vĩnh Hiệp… Hầu hết các khu này có vốn đầu tư nước ngoài, nhiều quy mô và thu hút nhiều thị trường lao động, hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất khẩu.

Bản đồ tỉnh Bình Dương
Bản đồ tỉnh Bình Dương

>> XEM KÍCH THỨC CỰC ĐẠI: TẠI ĐÂY

Nông nghiệp ở Bình Dương cũng phát triển không kém, nhưng đa phần là cây công nghiệp: cao su, hồ tiêu, điều… và cây ăn quả. Trong khi cây công nghiệp phát triển ở vùng ven như Bến Cát, Phú Giáo… thì cây ăn quả tập trung ở trung tâm Thuận An.

Du lịch Bình Dương có nhiều khu du lịch: Đại Nam, Thủy Châu, làng tre Phú An…; sân golf hiện đại: Phú Mỹ; khu di tích lịch sử: Địa đạo Tam giác sắt, nhà tù Phú Lợi.

Bình Dương cũng có lịch sử lâu đời, gắn liền với các làng nghề truyền thống: Nghề chạm khắc gỗ trên đất, nghề sơn mài, nghề gốm.

Giao thông, đặc biệt là hệ thống đường bộ ở Bình Dương rất phát triển, có nhiều tuyến đường quan trọng: quốc lộ 13, các tỉnh lộ 741, 747, 746… và các tuyến đường Vành đai 4, Mỹ Phước – Tân Vạn.

Bình Dương cũng có nhiều công trình tiêu biểu: Tòa nhà hành chính, tòa nhà Becamex, cầu Ông Cộ…

Thành phố mới Bình Dương

Thành phố Thủ Dầu Một

Tự nhiên

Nằm ở phía Tây Nam tỉnh Bình Dương, có sông Sài Gòn chảy dọc theo phía Tây. TP. Thủ Dầu Một có địa lý vị trí tiềm năng, quan trọng không chỉ giáp các thị xã lớn trong tỉnh như Bến Cát, Tân Uyên, TP. Thuận An mà các giáp huyện Củ Chi (TP.HCM).

TP. Thủ Dầu Một gồm 14 phường: Chánh Mỹ, Chánh Nghĩa, Định Hòa, Hiệp An, Hiệp Thành, Hòa Phú, Phú Cường, Phú Hòa, Phú Lợi, Phú Mỹ, Phú Tân, Phú Thọ, Tân An, Tương Bình Hiệp.

Kinh tế

Mang trong mình vị trí địa lý thuận lợi, TP. Thủ Dầu Một có nhiều cơ hội phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. Đây là thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh, là thành phố trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh, của khu vực Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Lợi thế đầu tiên của TP. Thủ Dầu Một là gần TP.HCM, dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn, nhân lực từ thành phố và nước ngoài, địa hình bằng phẳng thuận lợi xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư nên mật độ dân số cao.

TP. Thủ Dầu Một có nhiều khu công nghiệp lớn: KCN Sóng Thần 3, KCN VSIP 2, KCN Đại Băng…, và các khu dân cư Hiệp Thành, khu đô thị Chánh Mỹ, khu đô thị Central Residence Bình Dương…

Ngoài ra, TP. Thủ Dầu Một có làng nghề chạm khắc gỗ, làm guốc truyền thống bên cạnh các khu đô thị hiện đại thu hút khách du lịch và nhà đầu tư.

AEON MALL TP THUẬN AN

Thành phố Thuận An

Tự nhiên

Thuận An là cầu nối giữa TP.Hồ Chí Minh là TP. Thủ Dầu Một. Do đó, TP. Thuận An giáp với nhiều quận, huyện của TP.HCM: quận 12, quận Thủ Đức, huyện Củ Chi. Trong tỉnh, Thuận An giáp với TP. Thủ Dầu Một, TX. Dĩ An và Tân Uyên. Thuận An 9 phường gồm An Phú, An Thạnh, Bình Chuẩn, Bình Hòa, Bình Nhâm, Hưng Định, Lái Thiêu, Thuận Giao, Vĩnh Phú và An Sơn.

Kinh tế

Thuận An có vị trí địa lý thuận lợi, giao thông thuận lợi, dễ dàng trao đổi, buôn bán với TP.HCM và các khu vực trung tâm tỉnh Bình Dương. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài, dân đông và thị trường lao động dồi dào cũng là lợi thế rất lớn của Thuận An.

TX Thuận An có nhiều khu công nghiệp hiện đại: VSIP, Đồng An 2, Kim Huy và các khu dân cư đông đúc: Diamond City Bình Dương, The Sun City Bình Dương… và dự án Thuận An City đầy tiềm năng. Thuận An có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh  Bình Dương và cả nước từ công nghiệp tới nông nghiệp. Vườn trái cây Lái Thiêu (Thuận An) đem lại giá trị kinh tế to lớn, không chỉ đáp ứng trong vùng mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

Thành phố Dĩ An

Tự nhiên

Thành phố Dĩ An là cửa ngõ thông thương với các tỉnh Tây Nguyên, Nam Trung Bộ vì nó tiếp giáp với Đồng Nai và TP.HCM. Dĩ An tiếp giáp với TP. Biên Hòa (Đồng Nai) giúp việc di chuyển lên phía Bắc thuận lợi hơn. Hơn nữa, ở phía Nam, Dĩ An giáp quận Thủ Đức, quận 9 nên rất thuận tiện. Trong nội bộ, Dĩ An giáp Thuận An, Tân Uyên.

Dĩ An có 7 phường: An Bình, Bình An, Bình Thắng, Dĩ An, Đông Hòa, Tân Bình, Tân Đông Hiệp.

Kinh tế

Dĩ An là vùng đất màu mỡ cho các nhà đầu tư. Dự án Charm City Bình Dương với số vốn đầu tư khủng rất đáng mong đợi. Trung tâm thương mại Vincom Plaza thuộc dự án này sẽ là đối thủ cạnh tranh gay gắt với Aeon Mall.

Làng nghề làm nhang ở Dĩ An có truyền thống lâu đời, vừa có giá trị văn hóa, vừa mang lại giá trị kinh tế nổi bật.

Khu công nghiệp Sóng Thần, Tân Đông Hiệp… đều có quy mô lớn và đem lại giá trị cao cho sự phát triển kinh tế của vùng.

Thị xã Bến Cát

Thị xã Bến Cát

Tự nhiên

Bến Cát nằm ở trung tâm của tỉnh Bình Dương, có sông Sài Gòn chảy qua, địa hình thích hợp cho việc phát triển công nghiệp – nông nghiệp và du lịch. Tiếp giáp với TP. Thủ Dầu Một, Bàu Bàng, Dầu Tiếng và huyện Củ Chi của TP.HCM đem lại lợi thế về vị trí địa lý cho địa phương này.

Bến Cát có 5 phường là: Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa và 3 xã: An Điền, An Tây, Phú An.

Kinh tế

Bên cạnh ba thành phố trên, Bến Cát là một trong những thị xã có tiềm năng lớn và có những thành tựu đáng kể.

Điểm nổi bật của TX Bến Cát là du các di tích lịch sử như Địa đạo Tam giác sắt, làng tre Phú An hút khách du lịch không kém các thành phố.

Bến Cát có nền kinh tế phát triển nhờ vào các khu công nghiệp Mỹ Phước, An Tây, Việt Hương 2 thu hút lao động và tạo nên các khu đông dân ở Mỹ Phước.

Bến Cát là vùng đất của cao su, dù hiện tại kinh tế phát triển đa dạng hơn thì giống cây công nghiệp này vẫn chiếm vị thế quan trọng trong nền kinh tế. Các công ty sản xuất – chế biến cao su Bến Cát vẫn hoạt động có hiệu quả rất nhiều năm qua.

Thị xã Tân Uyên

Thị xã Tân Uyên

Tự nhiên

Thị xã Tân Uyên bắt nguồn từ sự phân chia của huyện Tân Uyên.Tân Uyên Tân Uyên nằm ở phía Đông tỉnh Bình Dương, tương tự Dĩ An, Tân Uyên giáp Biên Hòa, Vĩnh Cửu (Đồng Nai) và nhiều thành phố: TP.Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, huyện Bắc Tân Uyên và TX Bến Cát.

Tân Uyên là thị xã lớn với nhiều đơn vị hành chính gồm 12 xã – phường, bao gồm 06 phường: Uyên Hưng, Tân Phước Khánh, Thái Hòa, Thạnh Phước, Tân Hiệp, Khánh Bình và 06 xã: Hội Nghĩa, Vĩnh Tân, Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thạnh Hội, Bạch Đằng.

Kinh tế

Tân Uyên đa phần có ít khu công nghiệp hơn những vùng khác nhưng có giá trị kinh tế lớn như KCN Nam Tân Uyên.

Nơi đây có tiềm năng bất động sản lớn với các dự án KDC Nam Tân Uyên, Tân Phước Khánh Village.

Dù là một trong những trung tâm kinh tế của Bình Dương, TX Tân Uyên vẫn giữ nét truyền thống đậm đà với các làng nghề đan mây tre, gốm sứ.

Huyện Bắc Tân Uyên

Huyện Bắc Tân Uyên

Tự nhiên

Huyện Bắc Tân Uyên có vị trí địa lý tiếp giáp với Đồng Nai, TX Bến Cát, TX Tân Uyên, huyện Phú Giáo và Bàu Bàng. Sau khi tách ra từ huyện Tân Uyên, Bắc Tân Uyên còn 10 xã: Bình Mỹ, Đất Cuốc, Hiếu Liêm, Lạc An, Tân Bình, Tân Định, Tân Lập, Tân Mỹ, Tân Thành, Thường Tân

Kinh tế

Dù là huyện mới thành lập 7 năm, còn non trẻ so với các huyện khác nhưng Bắc Tân Uyên được chính quyền hỗ trợ đầu tư có hiệu quả.

Những tuyến đường lớn được xây dựng, tiêu biểu là dự án đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng và những tuyến đường nhỏ tạo thuận lợi cho việc lưu thông giữa các xã trong vùng.

Các công trình như KCN Đấy Cuốc, VSIP III, KCN đô thị Tân Uyên được đầu tư nhằm phát triển kinh tế – xã hội của vùng.

Khu vực Bàu Bàng

Huyện Bàu Bàng

Tự nhiên

Bàu Bàng là huyện được tách ra từ huyện Bến Cát cũ, tiếp giáp với tỉnh Bình Phước, TX Bến Cát, huyện Phú Giáo, Bắc Tân Uyên và Dầu Tiếng.

Là huyện nhỏ gồm 7 xã: Cây Trường II, Hưng Hòa, Lai Hưng, Lai Uyên, Long Nguyên, Tân Hưng, Trừ Văn Thố.

Kinh tế

Là một huyện mới, Bàu Bàng đang trong giai đoạn bước đầu hình thành và phát triển. Nhờ có vốn đầu tư nước ngoài, sự đầu tư của Becamex và quá trình phấn đấu không ngừng; Bàu Bàng là vùng đất tiềm năng thu hút doanh nghiệp, lao động và các dự án bất động sản.

KCN Bàu Bàng là địa điểm lý tưởng thu hút nhà đầu tư trong những năm gần đây. Với ưu điểm về chi phí, giao thông và nguồn vốn có sẵn, kinh tế – xã hội Bàu Bàng rất đáng mong đợi.

>> Xem thêm: Dự Án Đất Nền Bàu Bàng

Huyện Dầu Tiếng

Tự nhiên

Dầu Tiếng là huyện duy nhất ở Bình Dương giáp 3 tỉnh trong Đông Nam Bộ: Bình Phước, Tây Ninh và TP.HCM. Và tiếp giáp với thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng trong tỉnh.

Với 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, có cả thị trấn, Dầu Tiếng được mong đợi sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Kinh tế

Dầu Tiếng là vùng đất nông nghiệp. Cây cao su được đầu tư hơn cả, một số vùng đẩy mạnh phát triển cây ăn trái, chăn nuôi gia cầm, gia súc ở đây tạo năng suất cao và có quy mô lớn nhưng vẫn chưa tạo được thương hiệu riêng.

Công trình thủy lợi Dầu Tiếng là điểm nổi bật nhất của huyện. Đây là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam, đem lại giá trị to lớn cho kinh tế vùng. Tuy nhiên, chính quyền chưa biết cách khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế tối đa.

Huyện Phú Giáo

Tự nhiên

Phú Giáo giáp ranh với Bình Phước nhiều hơn cả, tiếp đến là Đồng Nai. Huyện này chỉ giáp với huyện Bắc Tân Uyên ở phía Nam.

Phú Giáo gồm 11 thị trấn, xã:  thị trấn Phước, các xã An Bình, An Linh, An Long, An Thái, Phước Hòa, Phước Sang, Tam Lập, Tân Hiệp, Tân Long, Vĩnh Hòa.

Kinh tế

Tương tự như Dầu Tiếng, Phú Giáo là một huyện nông thôn. Trồng cây công nghiệp đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, những năm gần đây, huyện Phú Giáo có những phát triển vượt bậc dựa vào công nghiệp. Cụm Công nghiệp Tam Lập, Vĩnh Hòa, Phước Hòa và Khu đô thị Phương Trường An 5 đem lại nhiều giá trị về kinh tế, giải quyết được các nhu cầu về lao động và các vấn đề xã hội.

Mặc dù mỗi thành phố, thị xã và huyện mang trong mình những bản sắc riêng nhưng họ luôn tìm cách vượt qua thách thức, phát huy điểm mạnh, xác định kế hoạch cho tương lai. Đó là lý do tại sao Bình Dương luôn phát triển không chỉ ổn định, bền vững mà còn ngày một vươn xa hơn. Sự quan tâm của chính quyền địa phương, tầm nhìn các nhà đầu tư, khả năng định hướng dự án khiến Bình Dương sở hữu nền công nghiệp hiện đại, văn minh.

Booking Real tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)